Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Cảm động những bức thư tình của người lính trong thời chiến

Cảm động những bức thư tình của người lính trong thời chiến
Cảm động những bức thư tình của người lính trong thời chiến
Những bức thư không chỉ là tình yêu da diết, khát vọng được đoàn tụ mà còn thể hiện ý chí quật cường, đấu tranh vì hòa bình của Tổ quốc. Bức thư tình xúc động được viết cách đây 446 năm
Cảm động những bức thư tình của người lính trong thời chiến
Từ bỏ thứ tình cảm không thuộc về mình Liên tiếp những vụ trả thù tình ghê rợn dịp cuối năm Hai bức thư tình tuyệt hay của Victor Hugo thiết kế mái vòm Cánh thư yêu thương từ người vợ đầu Đại tướng Liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái chính là mối tình, người vợ đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gặp nhau năm 1929, yêu nhau rồi kết hôn nhưng hai người luôn phải sống trong xa cách, vì thế mà nỗi nhớ thương mong ngóng chỉ có thể gửi vào những cánh thư. Bà Quang Thái đã gửi cho ông hơn 100 lá thư trong những năm 1933 cho đến năm 1936. Đều tham gia hoạt động cách mạng nên thời gian ở bên nhau của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và vợ vô cùng ít ỏi Gần như toàn bộ số thư được bà cách ngâm sấu Quang Thái xưng hô bằng tên gọi là “Giáp” với “Thái”, chỉ một số ít thư bà Quang Thái gọi người yêu (sau này là chồng) bằng “anh”. Bà kể những chuyện diễn ra xung quanh mình một cách chân tình và nói về tình cảm đôi lứa với tư duy khá hiện đại: “Giáp đi phen này, Thái ở nhà nỗi nhớ nhung khó lòng khuây khỏa lắm…”. Hay một thư khác, bà viết: “Nhờ 6 ngày nay mà Thái hiểu Giáp hơn và có ái tình mật thiết hơn xưa. Bây giờ mới đúng là ái tình chứ không phải ái tình 6 tháng trước kia…”. Đầu bức thư, bà Quang Thái thường viết "Giáp yêu quý của Thái", còn cuối thư là "Thái của Giáp" Có bức thư khi hai người đã kết hôn, bà kể đến cô con gái đầu lòng bằng câu chữ vừa yêu thương vừa có ý hờn trách: “... Con Anh đã ngủ từ lúc 8h. Nó vừa giở mình nằm nghiêng như người lớn… Giáp có biết lúc ở ga về Thái nghĩ gì không?... Nhớ những lần Thái tiễn Giáp ở Vinh ra Hà Nội, vừa đi như đi 'trong mộng'. Thái không biết ai đi chung quanh mình nữa. Về ẵm con, tắm cho con rồi Thái bế nó đi rong trong nhà mãi. Nhà vắng, trời chiều, mẹ bế con rươm rướm nước mắt”. Bức thư nào cũng thể hiện sự nhớ nhung, quan tâm của người vợ trẻ với người chồng phương xa. Vì thế, đa phần những bức thư ấy mang âm hưởng buồn mà người viết cũng tự nhận ra điều đó. “Tối hôm qua viết dài đọc lại thấy không vui Thái lại xé bỏ. Giáp sẽ trách Thái… làm gì cũng không nhất định. Hôm nay không viết dài nữa… Ruột Thái đang rối lên đây. Óc loạn lên đây… Cơn buồn kéo đến!... Sao không bao giờ tôi viết được một bức thư vui? Buồn cười!”. Một bức thư khác bà viết thể hiện rõ tấm lòng son sắt với chồng:  “Tương lai với chúng mình khổ ư? Chúng ta có như ai mà mê giàu sang? Tinh thần, lý tưởng thì quyết bền vững, không như những thứ ái tình xốc nổi, yêu vì danh, lợi, tài, sắc”. Nhưng rồi, họ đã không có dịp đoàn viên khi Quang Thái bị bắt và bị kết án 16 năm tù vào năm 1942. Trong thời gian bị giam giữ, bà thường xuyên bị tra tấn nhưng vẫn kiên trung không tiết lộ thông tin của tổ chức. Năm 1944, bà mất do kiệt sức tại nhà lao Hỏa Lò.Tuy nhiên, đến năm 1945, tướng Giáp mới biết tin buồn này. Thư tình thời hoa lửa - Nguyễn Văn Thạc Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - tác giả của cuốn sách “Mãi mãi tuổi 20” vẫn luôn là tấm gương sáng mà thế hệ trẻ ngày nay ngưỡng mộ. Ở tuổi xuân, Thạc đã đem lòng yêu tha thiết Phạm Thị Như Anh - cô nữ sinh Hà thành duyên dáng. Họ gặp gỡ nhau từ năm 1968, khi Như Anh vào học lớp 8 (hệ 10 năm) của trường cấp 3 Yên Hòa B, Cầu Giấy, Hà Nội. Lúc này, Thạc là Phó bí thư đoàn trường. Kể từ đó họ bắt đầu cảm mến, yêu thương nhau. Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và bạn gái Như Anh Nhưng rồi tình yêu mới chớm ấy phải trải qua xa cách, bởi lúc này Thạc biết tin mình sắp lên đường nhập ngũ (ngày 6-9-1971), còn Như Anh cũng nhận được giấy báo đi du học ở Liên Xô. Những bức thư mà người lính trẻ gửi bạn gái phương xa luôn chan chứa nỗi nhớ thương da diết và mong ngàyđất nước toàn thắng để hội ngộ. Ngày 30- 4 - 1971 “...Bốn năm nữa Như Anh “đã trở thành con người hoàn chỉnh”, đã có thể trả lời câu hỏi: “Hạnh phúc là gì?”. Chao ôi, Như Anh, Như Anh bé bỏng của Thạc. Sao câu trả lời của Như Anh cách ngâm sấu lại hay và đẹp đẽ thế. Ừ, phải rồi, khi nào “trở thành người lớn thực sự, khi nào đóng góp được cho Tổ quốc, khi đấy ta mới trả lời được, hạnh phúc là gì!”. Cám ơn thầy Nga văn ngộ nghĩnh của Như Anh đã giúp cho Thạc hiểu được khía cạnh đẹp đẽ ấy của tâm hồn bạn. ... Bốn năm nữa biết bao sự kiện sẽ xảy ra. 30-4-1975 thì Thạc và Như Anh đang ở trong tình trạng nào? Như Anh ơi, hứa với Thạc đi, 30-4-1975, dù chúng ta có thể giận, ghét nhau đến đâu đi nữa, dù thế nào cũng sẽ viết cho nhau những dòng chữ “hạnh phúc là thế nào” nhé! Thạc sẽ nhớ lời hứa này và sẽ chuẩn bị “ý tứ” cho bức thư ngày ấy bằng cuộc sống bốn năm sắp tới. Ngày 26-3-1972 Như Anh yêu dấu của Thạc… Bây giờ đây Thạc muốn nói với Như Anh điều mà Thạc còn e ngại mãi: chờ Thạc, Như Anh nhé! Chờ Thạc đi chiến đấu trở về. Chắc không còn lâu nữa chiến tranh sẽ kết thúc thôi. Thạc sẽ trở về và lại đi học tiếp. Thạc lại mặc chiếc áo xanh da trời xanh màu thương nhớ. Lại hò hẹn Như Anh… Thôi nhé, bắt tay cô sinh viên nào. Vui và khỏe nhé. Học giỏi nhé, thỉnh thoảng nhớ Thạc chụp ảnh và viết thư gửi về cho Thạc nhé. Cứ nhé mãi thôi. Đừng “ghét Thạc” nhé! Xiết chặt Như Anh. Thạc của Như Anh”. Thạc của Như Anh đã không trở về! Không về được, dù lời hẹn hò của đôi lứa yêu nhau đã như lời tiên tri cho ngày đoàn tụ của cả dân tộc... Lá thư cuối cùng ngày 11/7/1972: “Chiến tranh đã và sẽ lấy đi nhiều hơn của Thạc. Chả có gì là bi kịch đâu. Trong cuộc sống cái đổ vỡ, cái bi thảm thường sâu thẳm hơn niềm vui nông nổi”. Lá thư cuối cùng giống như lời vĩnh biệt mà Thạc dành cho Như Anh, sự sống của anh đã bị chiến tranh cướp lấy. Anh gấp lại trang sách đời khi vừa chớm tuổi 20, khi câu trả lời về hạnh phúc còn để ngỏ. Nhưng những gì mà Nguyễn Văn Thạc để lại vẫn vẹn nguyên giá trị và sống mãi với thời gian. Mới đây, một cuốn sách nữa của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - Thư tình thời hoa lửa vừa được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành đã tổng hợp 75 bức thư tiêu biểu mà Thạc gửi cho Như Anh. Thư tình của bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm Đặng Thùy Trâm
Cảm động những bức thư tình của người lính trong thời chiến
(tên thường gọi là Thùy) là bác sĩ được điều vào công tác ở Đức Phổ, chiến trường Quảng Ngãi năm 1966 và cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng Nhật kí Đặng Thùy Trâm. Bên cạnh những trang nhật kí viết về một thời khói lửa, Thùy còn để lại bức thư tình gửi cho người chiến sĩ giải phóng thân yêu - Đại tá Khương Thế Hưng, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi (nhận vật M trong cuốn nhật kí). Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm Lá thư viết ngày 17/3/1969 của Thùy Trâm đã theo chân người lính ấy trong từng trận đánh trên chiến trường Quảng Ngãi khốc liệt, nằm gọn trong cuốn nhật ký ố vàng và cùng anh lên đường ra Bắc. 40 năm sau ngày anh mất, cuốn nhật kí có bức thư được em gái anh giữ lại như 1 kỉ vật gia đình suốt thời gian qua đã đươc công bố, khiến cho không ít độc giả xúc động vì tình yêu thủy chung, mãnh liệt của 2 người. Trong thư, bác sĩ Đặng Thùy Trâm viết: “Đừng trách tôi nghe đồng chí! Tiếng súng chiến thắng đang nổ giòn trên khắp các chiến trường, chiến thắng ấy có công sức của anh, của những người chiến sĩ giải phóng và có chút xíu của em người ở hậu phươn. Em nghe rồi nhưng vẫn có lúc nào đó giữa hai tràng tiếng nổ em nghe tiếng thì thầm của trái tim... Đó là khuyết điểm không thì tùy người đánh giá... Anh có khỏe không? Mong anh được bình an và khỏe, mãi mãi là người giải phóng quân cầm súng mà tâm hồn không phải chỉ có lửa đạn...?”. Thùy Trâm còn ghi vào đó những dòng nhật ký của mình viết ngày 9/3/1969 để nói hộ những suy tư giữa chiến trường khắc nghiệt.
Cảm động những bức thư tình của người lính trong thời chiến
“…9-3-69. Gặp anh Tấn, bỗng nhiên mình thấy có cái gì bứt rứt không yên. Cái gì? Nỗi buồn, nỗi nhớ, hay nỗi oán trách hay cái gì mình cũng không rõ nữa, chỉ thấy lòng xao động một cách không bình thường. Anh Tấn đã gợi lại cho mình những điều mà lâu nay một phần vì bận rộn, một phần vì cố ý mình đã quên đi. M. ơi! Ta thực sự xa nhau rồi đó ư? Anh Tấn về không đem một thông tin nào của anh cả. Anh ở đâu? Sao em cảm thấy trái tim mình rỉ máu, vết thương của con tim sao khó lành đến vậy?”. Vậy mà Thùy vẫn nuôi hi vọng, vẫn mong một ngày tình yêu lại nở hoa trên mảnh đất Đức Phổ cằn cỗi vì chiến tranh. “... Cái gì của chín năm qua không phải dễ mất đi dù người ta có muốn dứt bỏ nó. Người ta là ai? Là anh, là em hay những dư luận đang bao bọc cả hai đứa mình? Anh xác định đi, ai cũng có trong đó cả anh à... Vậy mà gốc rễ của yêu thương hình như vẫn còn nằm
Cảm động những bức thư tình của người lính trong thời chiến
sâu trong lòng đất, vẫn còn sức sống, vẫn có thể đâm chồi nẩy lộc nếu mùa xuân lại về với những hạt mưa xuân mát lạnh trên má người con gái năm xưa”.
Cảm động những bức thư tình của người lính trong thời chiến
Đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, của tình yêu, Thùy Trâm đã vào chiến trường tìm anh sau 5 năm xa cách trong chờ đợi và hy vọng. Thùy Trâm không hiểu được sự im lặng của anh. Vì anh đã có người yêu khác, hay nguyên nhân gì? Dù vậy, tình yêu chị dành cho anh vẫn không hề thay đổi. Về phía Khương Thế Hưng, tình cảm anh dành cho Thùy Trâm còn mãnh liệt hơn nhiều, cháy bỏng hơn nhiều. Nhưng anh lại chọn cách im lặng với tình yêu ấy vì "anh sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của riêng mình để Thùy tìm một hạnh phúc đảm bảo hơn, trọn vẹn hơn". Anh sao đành lòng nghĩ đến hạnh phúc cho riêng mình khi miền Nam vẫn chìm trong bể máu. Anh còn phải chiến đấu vì tổ quốc, vì đồng bào và rất có thể một ngày nào đó anh cũng ngã xuống như bao đồng đội của mình. Cuối bức thư có chữ ký của Thùy Và rồi sự khốc liệt của chiến tranh, sự nghiệt ngã của số phận đã chia cách họ mãi mãi. Thùy Trâm hi sinh trong khi làm nhiềm vụ vào năm 1970, lúc đó tuổi đời của chị chưa đầy 28 .Cho dù không thể ở bên nhau, cùng chứng kiến giây phút tự do của cả dân tộc, nhưng tình yêu thiêng liêng, thủy chung son sắt của đôi lứa vẫn mãi tròn vẹn và sống mãi với thời gian . Bức thư tình thất lạc 34 năm "Ngày mai anh sẽ hành quân, anh sẽ không ngủ để nhớ em, không ngủ để diệt thù, không ngủ để nhìn em suốt canh thâu, không ngủ để gần em và luôn thấy em!" - Đó là lời nhắn gửi của Liệt sĩ Nguyễn Thái Hòa (khi đó là Chuẩn úy, Chính trị viên tham tu tu phó) trong lá thư cuối cùng gửi người yêu. Tháng 2/1979, đơn vị của Chuẩn úy Nguyễn Thái Hòa được lệnh hành quân cấp tốc từ Nghệ An ra Bắc và lên biên giới Lạng Sơn giữ đất quê hương, chiến đấu chống quân xâm lược. Lá thư anh viết vội cho người yêu trong hoàn cảnh đó (19/2/1979) và cũng là lá thư cuối cùng bởi anh
Cảm động những bức thư tình của người lính trong thời chiến
đã dũng cảm hi sinh hơn 2 tuần sau đó. Lá thư của liệt sĩ Hòa Hơn 34 năm sau, lá thư đó được tiếp nhận bởi Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình Liệt sĩ (MARIN) và việc tìm kiếm người viết - người nhận đã được xúc tiến nhanh chóng để cho ra kết quả. Chuẩn úy Nguyễn Thái Hòa sinh năm 1952, hy sinh ngày 2/3/1979 khi mới 27 tuổi, phần mộ Liệt sĩ đang nằm tại Nghĩa trang Liệt sĩ của địa phương (xã Hải Hùng, huyện Hải Hậu, Nam Định). Người con gái trong thư mà anh Hòa nhắc tới, tên là Thúy, là giáo viên dạy Toán đã nghỉ hưu tại quê hương ở xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu, Nam Định. Trong lá thư anh Hòa viết: 19/2/1979 Em thân yêu của anh! Thư em đến với anh giữa lúc anh cùng đơn vị chuẩn bị lên đường đi chiến đấu. Lẽ ra anh không báo tin này cho em và gia đình biết, phần vì thời gian rất gấp và khẩn trương, phần vì anh không muốn em phải lo lắng nhiều vì anh. Em thân yêu! Ở xa em có thể hiểu được tâm trạng của anh lúc này không em - bâng khuâng, buồn và nhớ da diết, anh bâng khuâng vì đêm nay là đêm cuối cùng ở vùng đất khu 4 này. Ngày mai anh sẽ ra phương Bắc để bước vào cuộc chiến mới. Nơi đó cuộc ác chiến đã và đang diễn ra. [...] Nơi đó đồng đội đang chờ anh. Anh buồn vì những lúc này anh thấy mình cô đơn và buồn tẻ. Anh nhớ em da diết bởi vì anh sẽ phải xa em nhiều năm nữa, chưa biết khi nào anh mới quay trở lại gặp em. Ôm em và hôn em thắm thiết. Tình yêu của em và anh trong những ngày tháng qua đã để lại cho anh tình thương em, yêu em vô bờ bến. Có thể nói rằng mỗi bước đi, mỗi ngày sống anh đều có em…… Em yêu thương và nhớ mãi của anh! Chỉ còn 3 giờ đồng hồ nữa là anh tạm biệt nơi đây. Có lẽ chiến thắng của quân dân ta ngày mai có thể có cả công anh. Nhớ theo dõi tin thắng trận và mừng cho anh em nhé. Anh đã và đang chuẩn bị hành quân như em đã viết thư cho anh. Và đêm nay anh không ngủ để ghi nốt trang thư trên mảnh đất này. Ngày mai anh sẽ hành quân, anh sẽ không ngủ để nhớ em, không ngủ để diệt thù, không ngủ để nhìn em suốt canh thâu, không ngủ để gần em và luôn thấy em. Nhận được thư này đừng nên lo lắng nhiều và buồn em nhé - tan giặc anh về, chờ đợi anh em nhé, chờ đợi anh. Đêm 19/2. Anh yêu của em Những dòng thư dạt dào cảm xúc ấy cho ta thấy tình yêu, nỗi nhớ thương trong lòng người chiến sĩ. Tình yêu mãnh liệt ấy tiếp thêm sức mạnh cho họ chiến đấu kiên cường hơn. Họ vẫn luôn khát khao ngày được đoàn tụ nhưng cũng không nề hà nếu được hi sinh vì Tổ quốc. Cuối cùng, giặc đã tan, chiến tranh đã kết thúc nhưng người lính ngoan cường ấy không thể có ngày đoàn tụ, tình yêu đôi lứa cũng chưa kịp đơm hoa. Cả Chuẩn úy Nguyễn Thái Hòa, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc cũng như bác sĩ Đặng Thùy Trâm đều đã anh dũng ngã xuống vì tổ quốc khi tình yêu và tuổi trẻ vẫn còn dở dang. Nhưng chính sự hi sinh cao cả đó, đã đem lại cho đất nước sự tự do và giúp chúng ta thêm tin vào sự tồn tại của một tình yêu bất diệt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét