Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Khám, chữa bệnh phải có thẻ ATM

Có thẻ ATM mới được vào phòng khám Trong những ngày mưa rét, khoa Khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai (Hai Bà Trưng  - Hà Nội) chật kín bệnh nhân. Họ xếp hàng chờ để được vào khám, chữa bệnh. Nhưng, trước khi được vào phòng khám, họ phải đăng ký làm thẻ ATM để thực hiện dịch vụ thanh toán viện phí qua thẻ. Quy định bệnh nhân phải có thẻ ATM để làm dịch vụ thanh toán của bệnh viện Bạch Mai đã khiến nhiều bệnh nhân ái ngại, băn khoăn…vì chưa bao giờ dùng thẻ. Bà Nguyễn Thị Tình (71 tuổi ở Phúc Thọ - Hà Nội) cho biết: “Tôi Làm ruộng ở quê có biết đâu mặt mũi cái thẻ, cái cây rút tiền như thế nào đâu. Đến bệnh viện Bạch Mai thì mới được các cô yêu cầu làm thẻ và hướng dẫn thanh toán. Nói thật, có cái thẻ tiện dụng thật vì không phải cầm tiền trên tay cửa cổng sắt nhưng phức tạp, khó hiểu quá. Chỉ biết đưa thẻ cho họ rồi khám thôi”. Chị Lê Thị Khả (28 tuổi, Lý Nhân – Hà Nam) chia sẻ: “Theo yêu cầu, tôi đóng 1 triệu đồng cho nhân viên ngân hàng Vietinbank và nhận được cái thẻ ATM để được vào khám, chữa bệnh. Sau khi thanh toán qua thẻ thì tôi chỉ mất 300 nghìn đồng, tức là còn 700 nghìn đồng trong thẻ nữa. Tôi muốn ra cây rút hết ra nhưng không biết rút như thế nào”. “Sáng nay đến bệnh viện Bạch Mai thì bị yêu cầu xếp hàng làm thẻ ATM rồi nộp 1 triệu đồng cho ngân hàng mới được khám bệnh. Làm như này thì tiện thanh toán chi phí cho bệnh nhân nhưng khổ cho nhiều người không biết dùng thẻ”, anh Nguyễn Trung Khánh (42 tuổi, ở Mê Linh – Hà Nội) nói. Muốn khám, chữa bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai phải đăng ký dùng thẻ ATM để thanh toán. Theo tìm hiểu, quy định mới của khoa khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai, bất cứ bệnh nhân nào đến đăng ký khám, chữa bệnh tại khoa sẽ phải đăng ký làm thẻ của ngân hàng VietinBank tại quầy đón tiếp của ngân hàng được đặt ngay sát điểm khám chữa bệnh. Số tiền tối thiểu phải nộp vào đó là 1 triệu đồng. Chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân sẽ được trừ vào 1 triệu đồng đó sau khi hoàn tất thủ tục thanh toán. Nếu chi phí khám, chữa bệnh không đến một triệu đồng, thì bệnh nhân có thể ra cây rút tiền của chi nhánh VietinBank để rút số tiền còn lại. Theo đó, bệnh nhận sau khi đăng kí và nộp tiền tại quầy dịch vụ làm thẻ của ngân hàng VietinBank ở khoa khám bệnh theo yêu cầu sẽ được cấp một thẻ ATM để sử dụng trong suốt quá trình khám bệnh sau này. Được biết, dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt là giải pháp cho phép bệnh nhân thanh toán viện phí trực tuyến qua thẻ cua cong nghe thuat ATM liên kết giữa ngân hàng VietinBank và Bệnh viện Bạch Mai. Thanh toán qua thẻ sẽ hạn chế nhiều rủi ro Trao đổi với PV, Tiến sĩ Y khoa Viên Văn Đoan – Trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Quy định này được đưa ra và áp dụng tại bệnh viện Bạch Mai hơn 1 năm nay. Dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM sẽ giúp các bệnh nhân tiết kiệm thời gian xếp hàng thanh toán viện phí mà không làm gián đoạn quá trình khám, chữa bệnh. Dịch vụ cũng hạn chế được

một số rủi ro như nhầm lẫn khi thanh toán, mất mát tiền do người bệnh bị móc túi, tránh được cả tình trạng tiền giả khi thanh toán bằng tiền mặt, giảm thiểu các thủ tục hành chính cho bệnh nhân. Ví dụ như, bệnh nhân ở xa khi đi khám mang có 1 triệu đồng, mà chi phí khám lên tới 5 triệu đồng, thì chỉ cầu thang cần họ gọi người thân gửi thêm tiền vào tài khoản để thanh toán luôn, chứ không cần phải đem đến trực tiếp như trước kia nữa”. Dấu xác nhận "Đã thu tiền" của ngân hàng VietinBank tại Bệnh viện Bạch Mai. “Về phía ngân hàng Vietinbank cũng đã đầu tư rất nhiều cho việc

mở thẻ cho bệnh nhân. Tất cả các chi phí như mở thẻ, thanh toán đều miễn phí, nhưng do nhiều người bệnh chưa hiểu biết về dịch vụ nên họ còn ái ngại, băn khoăn. Nhiều khi do trục trặc kỹ thuật, không rút được tiền ra, bệnh nhân làm ầm ĩ lên. Nhưng chúng tôi tin rằng, về lâu dài thì dịch vụ này sẽ đem lại một lợi ích không hề nhỏ cho người bệnh. Bằng cách này, về sau, người bệnh chỉ cần ngồi nhà để tự đăng kí khám bệnh, chọn bác sĩ, biết số thứ tự để ước lượng thời gian đến khám cho đúng giờ chứ không phải chờ đợi như hiện nay”, ông Viên Văn Đoan cho biết thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét