Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Coi chừng Tết ráng ăn no…to vòng hai

Các món ăn cổ truyền ngày Tết khiến chúng ta nhận quá nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng…Nếu không có một khẩu phần ăn hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa… Thông tin trên được bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết trong buổi trò chuyện về chủ đề "ăn Tết sao cho khỏe". Cách chế biến, chọn khẩu phần ăn khoa học Khi Tết đến, nhà nào cũng có ít nhiều những món ăn truyền thống như bánh chưng, lạp xường, giò, thịt kho nước dừa, thịt đông… Ngoài ra, trong dịp này, bia , rượu và nước ngọt thường được coi là thức uống yêu chuộng dùng để tiếp khách. Tuy nhiên, những thứ trên đều rất giàu năng lượng, chất béo, muối (dùng ướp để dự trữ thức ăn được lâu), đường, đạm động vật. Cụ thể, chiếc bánh chưng thông thường sẽ cung cấp đến 2500 Kcal. Món thịt kho nước dừa sẽ cung cấp khoảng 765 Kcal cho một phần ăn.Trong giò bò chứa tới 357 Kcal/100g, lạp xường là 585 Kcal/100g… Khoai lang và bí là hai loại mứt chứa nhiều Kcal nhất. Mứt khoai lang chứa 428 Kcal/100g, mứt bí chứa 414 Kcal/100g. Ngay cả một số loại nước giải khát như nước ngọt, trái cây đóng lon, bia rượu cũng có khá nhiều năng lượng. Rượu trắng chứa tới 273 Kcal/100g, bia chứa 43 Kcal, nước ngọt là hàng rào sắt 42 Kcal… Theo bác sĩ Hương, trong một ngày, chúng ta chỉ nên ăn chưa tới 5g muối và 20g đường, ăn 20g chất béo, 200g đến 250g chất đạm, 400g rau, hấp thu khoảng 1800 đến 2200 Kcal. Trong đó, 20%
Coi-chung-Tet-rang-an-no-to-vong-hai
đến 30% năng lượng cho bữa sáng, 30% đến 40% cho bữa trưa, 30% cho bữa chiều và 10% cho ăn vặt. Bác sĩ cũng chỉ ra cách chế biến, kết hợp một số nguyên liệu trong vài món ăn để cân đối các thành phần dinh dưỡng. Đối với món thịt kho nước dừa nên kho bằng thịt nạc sẽ giảm được một nửa số năng lượng so với thịt ba rọi. Nếu kho với trứng, mỗi bữa ta chỉ nên ăn ¼ quả trứng vịt hoặc 2 trứng cút. Các bà nội trợ cũng có hang rao sat thể cho thêm dưa cải chua, măng, kim chi vào nồi thịt để dinh dưỡng trong 1 suất ăn giảm hơn. Khi làm món thịt nấu đông ta có thể nấu chung với 100g da heo, 10g rau câu khô, không dùng đậu hòa lan, cà rốt. Với thành phần như vậy sẽ giảm được 40 Kcal/1 phần ăn. Mỗi bữa, một người chỉ nên ăn 1/8 đến 1/6 bánh chưng vì như thế đã hấp thụ vào cơ thể được từ 312 Kcal đến 416 Kcal. Riêng đối với các món như giò lụa, giò bò, lạp xường, một người chỉ cần ăn từ 25g đến 30g/ngày. "Chúng ta có thể chọn các loại mứt Tết ít năng lượng như mứt rau câu, mãng cầu. Tôi nghĩ thay mua bia, rượu, nước ngọt chúng ta nên dùng trà để tiếp khách. Trước nhất, trà ít tốn kém và không chứa năng lượng.", bác sĩ Hương nói. Để vẫn giữ được vẻ tươi trẻ, mịn màng, cân đối trong và sau Tết, bác sĩ Hương khuyên chị, em phụ nữ không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm để sau Tết phải ăn cố. Đặc biệt, chị em nên ăn nhiều rau, trái cây, tránh tư tưởng ráng ăn no để cả năm được no đủ. Các bà nội trợ phải tính toán để điều hòa năng lượng trong 3 bữa ăn của mình. Nếu bữa sáng trót ăn quá nhiều thì tối chỉ nên ăn các món đơn giản như cháo, miến, nui… Để không bị to vòng hai, chị em nên duy trì tốt thói quen vận động. Không sắp xếp đi bộ, luyện tập như ngày thường thì phái nữ có thể đi bộ đi chúc Tết gần, đi cầu thang bộ ở tầng thấp khi chúc Tết ở các chung cư. Bác sĩ Hương cũng nhắn nhủ các cụ ông, cụ bà, đặc biệt là người có bệnh mãn tính như tim, đái tháo đường…ăn ít món ăn béo. Các cụ nên hạn chế ăn đồ hâm lại, tránh uống nước giải khát có chất kích thích và uống thuốc kiểm soát bệnh đầy đủ để ăn Tết vui với con, cháu mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Cùng chuyên mục:10g lạc mỗi ngày giúp giảm cân (1)Sẽ có thần dược giảm cân (1)Thông tin bổ ích cho người muốn giảm cân (1)Ăn vặt như thế nào để giảm cân? (1)Điện tim bất thường có liên quan đến bệnh béo phì (1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét